FAQ

FAQ

Câu hỏi thường gặp

Hệ thống quan trắc tự động

Hệ thống quan trắc nước thải

1. Quan trắc nước thải tự động, liên tục là gì?

Quan trắc nước thải tự động là hệ thống được lắp đặt tại nơi nước thải đã qua xử lý các yếu tố ô nhiễm. Hệ thống sẽ theo dõi lưu lượng và đo lường chất lượng nước thông qua các chỉ số đo được tại các điểm lắp đặt.
Những đối tượng cần lắp đặt trạm quan trắc nước thải theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường
a) Khu công nghiệp, cơ sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
c) Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp hoặc nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
đ) Cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
e) Các đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định

2. Vì sao phải lắp đặt trạm quan trắc nước thải?

Tại một số khu vực trọng điểm, việc lắp đặt quan trắc nước thải giúp các cơ quan quản lý giám sát việc xả thải được chặt chẽ, giám sát chất lượng và khối lượng nước thải. Tính chất liên tục của trạm quan trắc sẽ giúp cho việc đưa ra các biện pháp giải quyết ứng cứu kịp thời nếu có sự cố.
Nhờ vào trạm quan trắc nước thải, các nhà máy có thể kiểm soát được chất lượng nước đã qua xử lý (nhưng chưa đạt chuẩn) ra môi trường sinh thái, từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Đối với các cơ quan quản lý, đầu tư các trạm quan trắc nước thải tự động cho các Khu công nghiệp và các doanh nghiệp có nguồn thải lớn là một giải pháp hữu hiệu trong việc giám sát chất lượng nguồn nước thải. Đồng thời có thể theo dõi hệ thống qua trực tuyến (online) hạn chế được nguồn nhân lực trong quá trình thanh kiểm tra

3. Hệ thống quan trắc nước thải gồm những tiêu chí nào?

Các thông số cơ bản đối với hệ thống quan trắc nước thải gồm có: pH, nhiệt độ, COD, TSS, Amoni, lưu lượng đầu vào, lưu lượng đầu ra.

Hệ thống quan trắc nước mặt

1. Quan trắc nước mặt tự động, liên tục là gì?

Quan trắc nước mặt tự động là quá trình đo đạc các yếu tố tác động lên chất lượng nước trên bề mặt sông hồ một cách liên tục. Từ đó có thể theo dõi diễn biến chất lượng nước và đưa ra các đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

2. Vì sao phải lắp đặt trạm quan trắc nước mặt?

▪ Theo dõi và đánh giá chất lượng nước sông hồ đầu vào đối với nhà máy cấp nước.
▪ Giám sát chất lượng nước thải sau khi xử lý từ các nhà máy có nguồn thải ra môi trường.
▪ Phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tại vùng trọng điểm được quan trắc.
▪ Phục vụ các yêu cầu tức thời của các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
▪ Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin trong phạm vi quốc gia và quốc tế.

3. Hệ thống quan trắc nước mặt gồm những chỉ tiêu nào?

Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng nước mặt sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu của khách hàng theo từng ngành công nghiệp cụ thể. Trong đó có các chỉ tiêu cơ bản như: COD (Nhu cầu Oxy hóa học), EC (độ dẫn điện) TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), pH, DO (hàm lượng oxy)
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, hệ thống quan trắc nước mặt tự động do DLCorp lắp đặt đều đo được hầu hết các thông số đánh giá chất lượng nước, ví dụ như như Nitơ, Phospho, , Ammoniac, Photphat, Nitrate, TDS, và Kim loại nặng (Cu, Cr, CN, Fe, Pb, As, Ni, Zn)…

Hệ thống quan trắc nước ngầm

1. Quan trắc nước ngầm là gì?

Quan trắc nước ngầm là việc đo lường mực nước và chất lượng nước nằm bên dưới mặt đất từ vài mét, vài chục mét hoặc vài trăm mét

2. Vì sao phải lắp đặt trạm quan trắc nước ngầm?

Làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, kiểm soát ô nhiễm, quy hoạch sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường nước dưới đất.
Theo dõi sự biến đổi tính chất vật lý, thành phần hoá học, hoạt tính phóng xạ, thành phần vi sinh, … của nước dưới đất theo không gian và thời gian, dưới ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo.
Xác định mức độ tổn hại và dự báo những xu hướng thay đổi trước mắt và lâu dài của môi trường nước dưới đất

3. Hệ thống quan trắc nước ngầm gồm những chỉ tiêu nào?

▪ Tùy vào mục tiêu của chương trình quan trắc mà các chỉ tiêu đo sẽ khác nhau. Một số chỉ tiêu cơ bản:
▪ Mực nước và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là giếng khoan, giếng đào;
▪ Lưu lượng và nhiệt độ tại các vị trí quan trắc là điểm lộ, mạch lộ;
▪ Tính chất vật lý của nước (màu, mùi, vị, độ đục);
▪ Độ pH;
▪ Một số chỉ tiêu về môi trường nước dễ biến đổi: độ dẫn điện (EC), hàm lượng oxy hoà tan (DO), thế oxy hoá khử (Eh hoặc ORP), độ kiềm và độ muối;

Hệ thống giám sát độ mặn

1. Giám sát độ mặn là gì?

Giám sát độ mặn là đo lường lượng muối hòa tan trong nước tại các khu vực sông, suối ven biển.

2. Vì sao phải lắp đặt hệ thống giám sát độ mặn?

Giám sát độ mặn giúp đánh giá sớm tình trạng xâm nhập mặn để có các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn kịp thời và hiệu quả.
Cảnh báo sớm đến người dân để tránh những thiệt hại về cây trồng, cuộc sống dân sinh. Thực hiện lấy nước phù hợp
Cung cấp thông tin đồng bộ giữa các cơ quan và giữa các địa phương, để từ đó giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí trong việc xử lý hạn mặn làm cơ sở để hoạch định chính sách lâu dài.

3. Hệ thống giám sát độ mặn gồm những chỉ tiêu nào?

Các chỉ tiêu cơ bản của hệ thống giám sát độ mặn: mực nước, nhiệt độ, độ dẫn điện (EC)

Hệ thống giám sát chất lượng không khí

1. Giám sát chất lượng không khí là gì?

Giám sát chất lượng không khí là theo dõi, cập nhật thông tin về chất lượng không khí và cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời

2. Vì sao phải lắp đặt trạm giám sát chất lượng không khí?

Vấn đề quan trắc, giám sát không khí xung quanh đã được quy định theo Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường được áp dụng cho những doanh nghiệp, cơ sở nhằm giám sát thường xuyên, liên tục chất lượng không khí xung quanh khu vực giám sát nhằm:
▪ Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành
▪ Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương
▪ Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch phát triển công nghiệp
▪ Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian thời gian thực
▪ Cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí
▪ Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương Cơ quan quản lý nhà nước không có công cụ nắm bắt thông tin kịp thời

3. Hệ thống giám sát chất lượng không khí gồm những chỉ tiêu nào?

Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng không khí xung quanh gồm: nhiệt độ, độ ẩm, PM2.5 (Bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2.5µm), PM10 (Bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10µm).
Tùy theo yêu cầu của từng khách hàng, hệ thống giám sát chất lượng không khí của DLCorp còn có thể đo các chỉ số khác như: CO, NO, NO2, SO2, O3….

Hệ thống quan trắc khí tượng

1. Quan trắc khí tượng là gì?

Quan trắc khí tượng là việc quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển

2. Vì sao phải lắp đặt trạm quan trắc khí tượng?

Sự biến đổi về các yếu tố khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người nói riêng và hệ sinh thái nói chung. Việc thu thập các giá trị về biến đổi khí tượng thủy văn, để đưa ra các cảnh báo và các phương án đối phó việc biến đổi khí hậu, là vô cùng cần thiết cho các cơ quan quản lý về môi trường.

3. Hệ thống quan trắc khí tượng gồm những chỉ tiêu nào?

Các chỉ tiêu cơ bản của hệ thống quan trắc khí tượng gồm: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, lượng mưa.